Hoạt động VAWE

Hội thảo trực tuyến "quản trị minh bạch - nền tảng của kinh doanh liêm chính"

Ngày 8/7/2021 vừa qua, Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) đã trở thành thành viên thứ 15 của Mạng lưới các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia cam kết kinh doanh liêm chính. Để chính thức ra mắt với tư cách là thành viên thứ 15 của Mạng lưới, VAWE phối hợp cùng UNDP, Sứ quán Vương quốc Anh và VCCI tổ chức Hội thảo “Quản trị minh bạch – Nền tảng của kinh doanh liêm chính”. 
 
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các nữ doanh nhân Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy tài năng, trí tuệ của hội viên, đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế; là trung tâm kết nối các nữ doanh nhân, các tổ chức đại diện cho nữ doanh nhân để hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, góp phần phát triển cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp ứng mục tiêu tiến bộ và bình đẳng giới.
Ngày 8/7/2021 vừa qua, Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) đã trở thành thành viên thứ 15 của Mạng lưới các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia cam kết kinh doanh liêm chính.
Mạng lưới kinh doanh liêm chính (FairBiz) là một chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinhy doanh công bằng tại ASEAN” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Sứ quán Vương quốc Anh tài trợ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức thực hiện.
Để chính thức ra mắt với tư cách là thành viên thứ 15 của Mạng lưới, VAWE phối hợp cùng UNDP, Sứ quán Vương quốc Anh và VCCI tổ chức Hội thảo “Quản trị minh bạch – Nền tảng của kinh doanh liêm chính”. Hội thảo là nơi nữ doanh nhân được chia sẻ về những nguyên tắc cơ bản trong quản trị minh bạch thông qua quản trị công ty và quản trị tài chính, từ đó giúp nữ doanh nhân xem xét những việc mình đang làm trong quản trị công ty, hướng tới hệ thống quản trị bền vững.
Bà ha Thi Thu Thanh khai mac HT.jpg

Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn, chịu tác động xấu của đại dịch covid-19. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, kéo theo nhiều hệ luỵ khác về kinh tế, an sinh xã hội, cuộc sống người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp do nữ làm chủ nói riêng vẫn thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp, sắp xếp lực lượng lao động, kết nối với đối tác và nguồn cung nguyên liệu, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm/dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Trong điều kiện này, việc VAWE cùng các cơ quan hữu quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Quản trị minh bạch - Nền tảng của kinh doanh liêm chính” là một minh chứng chứng tỏ sự quan tâm của VAWE và các nữ doanh nhân đến vấn đề minh bạch, công khai trong sản xuất kinh doanh và coi đó là một nguyên tắc quan trọng để quản trị doanh nghiệp, không chỉ trong điều kiện khó khăn hiện nay mà còn vì sự phát triển bền vững trong tương lai. Đây là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp hội viên VAWE tiếp tục học hỏi và khẳng định vị thế, vai trò của mình trong việc liên tục nỗ lực phát triển kinh doanh, đóng góp cho cộng đồng với chiến lược phát triển bền vững.
2. Số lượng tham gia, nội dung trao đổi
2.1 Số lượng tham gia
Ngoài các đại biểu trong Ban Tổ chức, Hội thảo trực tuyến đã có sự tham gia của hơn 160 đại biểu là uỷ viên Ban Chấp hành VAWE,  các nữ doanh nhân,  trưởng các bộ phận quản trị, tài chính, nhân sự của doanh nghiệp hội viên VAWE và Hội Nữ doanh nhân 28 tỉnh thành. Sự tham gia của đông đảo nữ doanh nhân cả nước ngay trong điều kiện ảnh hưởng của đại dịch covid-19, là minh chứng Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp do nữ làm chủ vào việc xây dựng công ty theo các chuẩn mực của doanh nghiệp kinh doanh liêm chính, hướng tới sự phát triển bền vững hiện tại và trong tương lai.
2.2. Thông điệp từ các diễn giả
- Phát biểu khai mạc. ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI chúc mừng việc VAWE đã trở thành thành viên thứ 15 của Mạng lưới kinh doanh liêm chính, đồng thời chúc mừng VAWE đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ 2 vào cuối tháng 3/2021.       
 DNNVV chiếm tới 98% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động. DNNVV đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ngoài những thách thức nói chung, nữ làm chủ doanh nghiệp còn phải thực hiện các thiên chức của giới, tham gia các hoạt động xã hội. Qua thời gian thực hiện bình đẳng xã hội, cộng với sự phấn đấu của chị em, vai trò của nữ đã được nâng cao đáng kể trong giai đoạn hiện nay (33,1% đại biểu quốc hội khoá XII là nữ, doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm gần 30% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, 32% phụ nữ là nhân sự quản lý tại doanh nghiệp – cao hơn tỷ lệ 29% toàn cầu). Duy trì tính liêm chính được xem như một phao cứu sinh cho các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do Covid- 19. VCCI đánh giá cao nỗ lực và ý nghĩa của việc VAWE tổ chức Hội thảo với chủ đề này trong điều kiện hiện nay.
Trưởng bộ phận các chương trình phát triển Sứ quán Vương quốc Anh - Bà Nguyễn Vân Trang, chia sẻ mong muốn của Sứ quán Vương quốc Anh trong việc đồng hành cùng VCCI, UNDP để kết nối với doanh nghiệp vì một sự phát triển bền vững, phát triển thị trường ra nước ngoài, đặc biệt là tới Vương quốc Anh.
Bà Đỗ Thuý Vân, Quản lý Dự án FairBiz, UBND Việt Nam nhấn mạnh minh bạch và liêm chính trong kinh doanh ngày càng được toàn cầu công nhận là một trong những điều kiện để kinh doanh thành công. Xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính cần phải được coi là một yếu tố cốt lõi trong hoạt động của công ty và là chìa khoá cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Phát biểu Khai mạc Hội thảo, bà Hà Thị Thu Thanh, Phó Chủ tịch VAWE cảm ơn tất các dại biểu  đã sắp xếp thời gian tham gia Hội thảo. Với vai trò là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp của nữ doanh nhân, VAWE đã trải qua một giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ, góp phần vừa phát triển doanh nghiệp cũng như xây dựng nền kinh tế đất nước giàu mạnh, vừa hỗ trợ gia tăng quyền năng phụ nữ để hướngtới mục tiêu bình đẳng giới. Hệ thống VAWE hiện có 29 tổ chức, gồm 28 Hiệp hội/HộiNữ doanh nhân tỉnh, thành ở địa phương và Hiệp hội Nữ doanh nhân ở Trung ương. Tính đến tháng 3/2021, VAWE có 7.036 hội viên. 
Thay mặt VAWE, bà Hà Thị Thu Thanh chính thức công bố VAWE là thành viên thứ 15 của Mạng lưới kinh doanh liêm chính. Đây là cơ hội để thúc đẩu sự hợp tác, kết nối và tinh thần vươn lên của nữ doanh nhân để hoàn thiện quy trình quản trị nguồn lực của doanh nghiệp (nguồn lực tài chính, con người và tương tác với cộng đồng) một cách đầy đủ hơn, hiệu quả hơn, lan tỏa hơn; khẳng định vị thế và vai trò trong nỗ lực phát triển kinh doanh, đóng góp cho công đồng với chiến lược phát triển bền vững. Ngay trong lúc đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, câu chuyện kinh doanh liêm chính được đưa ra bàn bạc tại Hội thảo hôm nay đã cho thấy rằng: bên cạnh tinh thần kiên tâm để ứng phó với tất cả những tác động mạnh mẽ của đại dịch đến sản xuất, kinh doanh, nguồn lực tài chính và con người, những nữ doanh nhân chúng ta còn đồng thời nghĩ đến các giải pháp để phục hồi và liên tục phát triển ngay sau khi đi qua đại dịch, trở lại bình thường mới.
Các doanh nghiệp hội viên của VAWE đang BÌNH TÂM-AN TÂM-VỮNG TÂM, vững tin vào sự chiến thắng dịch bệnh và hướng tới một sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nữ doanh nhân Việt Nam luôn giữ tinh thần lãnh đạo kiên tâm và kiên cường, đưa doanh nghiệp vững vàng đi qua đại dịch, cùng đoàn kết chia sẻ các nguồn lực để không những duy trì sản xuất kinh doanh mà còn hỗ trợ cộng đồng với mọi điều kiện có thể. Đó cũng chính là thông điệp và giá trị mà nữ doanh nhân Việt Nam đang chia sẻ và tiếp tục lan tỏa trong giai đoạn hiện nay.
3. Trao đổi
Hội thảo đã lằng nghe 4 phần trình bày của các diễn giả
3.1. Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tư vấn và kiếm toán Deloitte Việt Nam trình bày chuyên đề Phát triển nữ lãnh đạo và văn hoá đa dạng bao trùm – nền tảng quan trọng cho kinh doanh liêm chính.
Bài trình bày của bà Hà Thị Thu Thanh nêu i) Lợi ích của văn hoá đa dạng bao trùm (D&I) trong kinh doanh; ii) Thúc đẩy bình đằng giới trong khu vực; iii) Mô hình 6C và tính cần thiết về đa dạng giới trong hội đồng quản trị; và iv) Doanh nghiệp cần làm gì.
Số liệu cho thấy những doanh nghiệp thực hiện D&I có kết quả kinh doanh hiệu quả hơn. Phụ nữ làm việc cho các doanh nghiệp thực hiện D&I cảm thấy hạnh phúc và hài lòng về công việc hơn. Mô hình 6C (Công bằng, Cởi mở, Can đảm, Chấp nhận khác biệt văn hoá, Cam kết, Cộng tác) mang đến những lợi ích to lớn cho kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần gắn D&I với chiến lược phát triển của mình, thực hiện bình đẳng giới trong tuyển dụng, quản trị năng lực, phát triển đội ngũ lãnh đạo, tích hợp hệ thống và vinh danh – khen thưởng kịp thời.
3.2. Ông Vũ Quang Thịnh, Giám đốc điều hành, Công ty quản lý Quỹ Dynam Capital – trình bày về Quản trị công ty
Chia sẻ khái niệm quản trị công ty, ông Vũ Quang Thịnh nêu quan điểm: Quản trị công ty tốt là làm tốt hơn các yêu cầu của pháp luật. Ông nhấn mạnh 6 nguyên tắc và 3 trụ đỡ của quản trị công ty tốt trong một doanh nghiệp: i) Hệ thống tốt (có Điều lệ công ty, Quy chế quản trị, Quy chế kiểm toán nội bộ, Hệ thống kế toán tài chính và kiểm toán độc lập); ii) Tổ chức tốt (cơ cấu HĐQT, cách thức họp HĐQT, vai trò thành viên HĐQT, tách biệt vai trò Chủ tịch GĐQT và CEO, các ban chuyên môn, thư ký công ty); iii) con người tốt (học vấn, kinh nghiệm, đào tạo…). Và trên hết, cần thực hiện Minh bạch, Liêm chính, Bình đẳng, Hài hoà và Trách nhiệm.
3.3. Ông Mạc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Mac Capital trình bày chủ đề Xây dựng hệ thống tài chính kế toán minh bạch
Bài trình bày của ông Mạc Huy tập trung vấn đề minh bạch và liêm chính về tài chính. Từ khái niệm minh bạch và liêm chính về  tài chính, ông phân tích nội hàm, các tiêu chuẩn, điều kiện của minh bạch và liêm chính về tài chính; tại sao phải minh bạch và liêm chính về tài chính; hệ quả của việc thiếu minh bạch và liêm chính về tài chính. Ông cũng nêu lộ trình chuyển đổi từ hệ thống hai hoặc nhiều sổ sách tài chính thành hệ thống một sổ và thực hiện kiểm soát tài chính theo cơ chế một sổ. Ông tâm đắc với suy nghĩ mặc dù minh bạch hoá khiến phát sinh chi phí ngắn hạn nhưng mang lại lợi ích lâu dài, bền vững và tạo cơ hội “ra biển lớn” cho doanh nghiệp. Minh bạch hoá cần đặt trong quan hệ tổng thể của sinh thái về quản trị công ty: dữ liệu tài chính, quản trị rủi ro, chuẩn mực đạo đức, giám sát độc lập, công bố thông tin…
3.4. Ông Lê Duy Bình, Giám đốc của Economica Việt Nam, chia sẻ với Hội thảo về Đề án Mạng lưới doanh nghiệp kinh doanh liêm chính tại Việt Nam.
Mạng lưới doanh nghiệp kinh doanh liêm chính tại Việt Nam (VBIN) là mạng lưới do doanh nghiệp điều hành và hướng tới doanh nghiệp với trọng tâm về kinh doanh liêm chính. VBIN là sáng kiến của VCCI, tổ chức giữ vai trò chủ đạo trong thực hiện sáng kiến. Với 3 mục tiêu, 4 hoạt động, 5 nguyên tắc, VBIN hướng tới đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, áp dụng kinh doanh liêm chính và thực tiễn/mô hình kinh doanh tốt, qua đó, cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh và bền vững của doanh nghiệp Việt Nam.
Bám theo chủ đề kinh doanh liêm chính, sản phẩm/dịch vụ của VBIN bao gồm: đào tạo, tư vấn; báo cáo kinh doanh liêm chính thường niên; Giải thưởng kinh doanh liêm chính; Xếp hạng kinh doanh liêm chính.
4. Hỏi đáp, tương tác giữa các diễn giả
Với sự chủ trì của Bà Hà Thị Thu Thanh, các diễn giả đã đưa ra quan điểm và trao đổi để trả lời cho câu hỏ được nêu ra: Trong bối cảnh phải ứng phó với dịch bệnh covid-19 hiện nay, nguyên tắc nào trong quản trị công ty cần được ưu tiên nhất.
Theo ông Vũ Quang Thịnh, trong điều kiện dịch bệnh covid-19 bùng phát hiện nay, sức khoẻ của cộng đồng được thể hiện thông qua việc tiêm vắc xin, bảo đảm lương cho người lao động, thực hiện 3 tại chỗ và bảo hiểm xã hội tốt. Đối với doanh nghiệp, sức khoẻ này được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có bị đứt chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và dòng tiền lưu thông của bản thân doanh nghiệp. Theo ông, vấn đề là ở chỗ làm sao phải hài hoà các lợi ích của cổ đông, ban quản trị doanh nghiệp, người lao động, chia sẻ thuận lợi và khó khăn với nhau để cùng nhau tồn tại ở thời điểm hiện tại và phát triển trong tương lai. Ông Mạc Huy nhấn mạnh minh bạch là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế đang bị ảnh hưởng xấu bởi dịch covid. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh gian dối, thì covid-19 sẽ là yếu tố tác động để sự gian dối đó bị lộ ra. Ngược lại, nếu doanh nghiệp minh bach và có một nền quản trị tài chính hiệu quả, thì doanh nghiệp lại có thể làm tốt công tác dự báo, ví dụ dự báo xem với dòng tiền hiện nay thì doanh nghiệp có thể tồn tại trong bao lâu. Chia sẻ dự báo đó trong nội bộ thì doanh nghiệp có thể nhận được sự thấu hiểu, đồng lòng, từ đó có thể có sự đồng thuận trong giảm lương người lao động để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Chia sẻ dự báo đó với cổ đông, với đối tác, doanh nghiệp có thể có được sự chung tay cùng cộng tác v.v… Ông nhấn mạnh: Minh bạch, minh bạch và minh bạch là nguyên tắc cần được ưu tiên nhất.
Kết luận phần hỏi đáp này, Bà Hà Thị Thu Thanh cho rằng có một nguyên tắc để tạo nên tính kiên cường của doanh nghiệp, đó là hài hòa lợi ích các bên, bao gồm người lao động, bản thân doanh nghiệp, các đối tác chiến lược trong và ngoài tổ chức và các cổ đông lớn nhỏ. Kiên trì bám sát nguyên tắc này chính là nền tảng để thực hành kinh doanh liêm chính, cũng như giúp doanh nghiệp vững vàng, mạnh mẽ hơn hơn vượt qua sóng gió.”
Như vậy, minh bạch – hài hoà lợi ích chính là nguyên tắc cần được ưu tiêm nhất trong giai đoạn hiện nay. Nguyên tắc này có lẽ cũng là nguyên tắc cần luôn được duy trì trong quản trị công ty, và là nền tảng để thực hiện kinh doanh liêm chính.
5. Kết luận
Kết thúc Hội thảo, Bà Cao Thị Ngọc Dung, Phó Chủ tịch VAWE đánh giá cao ý nghĩa của việc tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh bạch quản trị - Nền tảng của kinh doanh liêm chính”. Hiện nay, tình hình dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Các nữ doanh nhân của VAWE không chỉ lo duy trì sản xuất, hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào ở các vùng dịch, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ thống VAWE mà còn nghĩ đến sự phát triển bền vững sau đại dịch.  Học hỏi, cập nhật kiến thức luôn luôn là cần thiết trong mọi điều kiện. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có nhiều nữ lãnh đạo, sử dụng nhiều lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới và các lãnh đạo, người lao động luôn tìm tòi, học hỏi thì có sự phát triển tiến bộ. Những chia sẻ và quan điểm trong Hội thảo hôm nay là những kiến thức, bài học tốt để nữ doanh nhân nhìn lại những việc đã và đang làm, xấc định những việc cần làm tiếp theo để có thể duy trì, vận hành doanh nghiệp theo nguyên tắc minh bạch, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của tổ chức sản xuất kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hoáHT trực tuyến 26.8.2021.png
Ý kiến (0)
TIN MỚI

Sáng 18/04/2024, HNEW đã ký Thỏa thuận hợp tác với Diễn đàn phụ...

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nữ doanh...

Đây là một sự kiện thiết thực và rất có ý nghĩa mà...

Đây là lần thứ 2 Hội Nữ doanh nhân Cần Thơ triển khai...

Ban Lãnh đạo Hội Nữ doanh nhân Thành phố Hải Phòng luôn quan...