Hoạt động VAWE

Hội thảo “lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (fta)

Ngày 27/03/2015 tại khách sạn Ramana, Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam (VAWE), Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội (HNEW) phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG) thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức thành công hội thảo "Lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA)".
 
tin32.jpg
Hội thảo thu hút hơn 120 đại biểu là các doanh nhân, chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý thuộc 4 lĩnh vực ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn khiHiệp định Thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập, Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP),…vào năm 2015 đó là các doanh nghiệp thuộc ngành thuỷ hải sản, dệt may, may mặc và bán lẻ cùng đại diện nhiều Hiệp  hội, Doanh nghiệp đến từ các TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Phía Nam.
Tham gia AEC và TTP đồng nghĩa với việc Thị trường thực sự “ Phẳng”, không còn các rào cản lớn mang tính pháp lý quốc gia bảo hộ, Các doanh nghiệp cùng có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong một “thị trường phẳng – một thị trường chung, bình đẳng và không gian sản xuất, cung ứng dịch vụ thống nhất”.  Hàng hóa, dịch vụ,các dòng vốn sẽ được chuyển dịch tự do; không có biên giới trong thương mại và hàng rào thuế quan và phi thuế quan; các nhà đầu tư được đầu tư vào mọi lĩnh vực; thị trường lao động được tự do chuyển dịch…theo đó, một số thế mạnh cạnh tranh của Việt Nam như thị trường nhân công rẻ sẽ thay đổi. Bối cảnh này dự kiến sẽ có tác động không nhỏ đối với hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, có thể đem đến nhiều cơ hội mang tính đột phá nhưng cũng kèm theo rất  nhiều thách thức mới.
tin34.jpg

Một số  doanh nghiệp (DN) có quy mô lớn hoặc các DN có yếu tố nước ngoài đã có thời gian chuẩn bị do có nguồn lực tốt, nắm bắt thị trường ở quy mô trải rộng trên nhiều quốc gia. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của các DN này theo sát với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, nên ở mức độ nhất định họ hiểu rõ được những tác động và sự ảnh hưởng hội nhập thị trường quốc tế theo từng thời kỳ. Còn các DN trong nước, nhất là các DN Khu vự Tư nhân, DN có quy mô vừa và nhỏ đến nay nói chung vẫn chưa thực sự nhận thức rõ ràng và đầy đủ về các yêu cầu và tác động thực sự của hội nhập. Vì vậy có thể nói, họ đang không ở thế chủ động. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ hôm nay thì sẽ rất nhiều DN bị rơi vào thế “bị dồn đến chân tường”. Nhiều DN của Việt Nam chưa thực sự “khỏe” sau thời gian vừa qua chống chọi với khủng hoảng. Việc hội nhập trong khu vực/thế giới sẽ tiếp tục là một thách thức không nhỏ. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp muốn phát triển và phát triển bền vững cần thiết và chỉ có lựa chọn tốt nhất là chủ động và tích cực tham gia vào “sân chơi” toàn cầu, tuân thủ các “luật chơi” quốc tế, đổi mới và sáng tạo, tăng tốc nắm bắt cơ hội và triển khai thực hiện các kế hoạch và chiến lược cần thiết để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ngay từ bây giờ.
tin33.jpg
Bà Hà Thị Thu Thanh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Tại hội thảo, các nhà Lãnh đạo/Quản lý các doanh nghiệp  và các Nữ Doanh nhân tham dự chương trình đã được các diễn giả là các chuyên gia kinh tế hàng đầu, lãnh đạo các Hiệp hội và Doanh nghiệp lớn, có uy tín cao với kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường như Ông Võ Trí Thành,Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Bộ KHĐT; Ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởngViện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính; Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam, Phó Chủ tịch VAWE, Chủ tịch HNEW trình bày về các cam kết và tác động tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do và TPP hayBà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản, Chủ tịch danh dự Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trình bày tham luận về các cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may, thuỷ hải sản…Được đánh giá là thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn cao, Hội thảo cũng mở ra những cuộc đối thoại, trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp và các diễn giả về các chủ đề có liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp của AEC và TPP khiến cho các phiên thảo luận thực sự đảm bảo được yếu tố chất và lượng, đem đến sự hài lòng cho các đại biểu tham dự hội thảo.
“Hội nhập Không phải là một lựa chọn, Hội nhập là một thực tế của Thị trường mà mọi người, mọi doanh nghiệp phải đi theo. Tham gia hội nhập và Toàn cầu hóa là thực hiện  3 cuộc cách mạng : cách mạng về Công nghệ, Tài chính và Tư duy Lãnh đạo. Tư duy mới về phát triển đặc biệt là Tư duy lãnh đạo là yếu tố mới manh tính cạnh tranh cao, tạo sự khác biệt để phát triển bền vững thành công cho doanh nghiệp. Trong hội nhập, Tư duy lãnh đạo là yếu tố cốt lõi có tác động lan tỏa và chi phối đế các chiến lược cốt yếu của doanh nghiệp như Duy trì và phát triển Thị trường cùng với Quản trị hiệu quả Công ty bên cạnh các yếu tố nền tảng là Công nghệ Thông tin và Văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, theo tôi, thế hệ Doanh nhân thời kỳ hội nhập/hội nhập sâu cần thay đổi tư duy, đặc biệt là tư duy lãnh đạo để dấn thân một cách mạnh mẽ và bản lĩnh với chiến lược và tầm nhìn tốt, hiểu biết và tuân thủ các quy định của luật pháp trong nước và quốc tế để tạo dựng tâm thế chủ động trên không chỉ trên sân chơi khu vực và toàn cầu mà chính trên sân nhà mình với “những người chơi đẳng cấp quốc tế.”,bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam (VAWE), Chủ tịch Hiệp hội nữ Doanh nhân Hà Nội (HNEW) đã chia sẻ tại buổi Hội thảo.
Theo Hnew.org.vn
Ý kiến (0)
TIN MỚI

Sáng 18/04/2024, HNEW đã ký Thỏa thuận hợp tác với Diễn đàn phụ...

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nữ doanh...

Đây là một sự kiện thiết thực và rất có ý nghĩa mà...

Đây là lần thứ 2 Hội Nữ doanh nhân Cần Thơ triển khai...

Ban Lãnh đạo Hội Nữ doanh nhân Thành phố Hải Phòng luôn quan...