Hoạt động VAWE

Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam (Vawe) phối hợp tổ chức hội nghị “pháp luật cạnh tranh, phòng về thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

Ngày 10 tháng 4 năm 2015 tại Tp. HCM, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam tổ chức Hội nghị "Pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".
 
Tham gia hội nghị có đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương và hơn 170 đại biểu từ các hiệp hội, các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước. Hội nghị là một trong những sự kiện thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với mục đích lâu dài nhằm giúp người tiêu dùng nhận thức đúng về khả năng sản xuất, kinh doanh của DN Việt Nam, cũng như cái nhìn mới về hàng Việt Nam chất lượng trên thị trường.

Hai chủ thể chính của cuộc vận động này là người tiêu dùng Việt và doanh nghiệp Viêt. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) và các hiệp hội, hội phải có trách nhiệm hỗ trợ cho hai chủ thể này thông qua đường lối, chính sách và hệ thống pháp luật Việt nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có một số văn bản pháp luật có tính chất quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật phòng vệ thương mại… Tuy nhiên, theo bà Trần Phương Lan - Trưởng phòng Giám sát quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết chỉ có 2% doanh nghiệp (DN) trong nước biết về Luật Cạnh tranh, trong lúc tỉ lệ này ở DN FDI là 78%. Có nghĩa, các DN FDI tại Việt Nam hiểu rất rõ về Luật Cạnh tranh và sử dụng tốt Luật này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN mình, trong lúc DN trong nước vẫn thờ ơ, chưa nắm bắt được pháp luật trên.

Theo ông Phan Thế Thắng, Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ ra rằng tình trạng không tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Trong khi đó, nhận thức của người tiêu dùng về quyền lợi của mình vẫn chưa đầy đủ, chưa tạo thành sức mạnh để buộc các doanh nghiệp không chân chính tự nguyện thực hiện nghĩa vụ với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng chưa ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi của mình như mua hàng không lấy hóa đơn, không xem nhãn mác, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, ngại khiếu nại, khiếu kiện…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh khẳng định, Luật BVQLNTD VN là để bảo vệ người tiêu dùng chân chính, nhưng phản đối những người tiêu dùng lạm dụng những quyền đó để đòi hỏi vô lối đối với doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đối thủ đã sử dụng chiêu trò dèm pha nói xấu nhau để cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương - đã nhấn mạnh mục đích của Hội nghị nhằm tạo sự đồng thuận giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo cách tiếp cận mới của Bộ Công Thương, hàng Việt Nam là hàng hóa do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp hợp pháp tại Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp FDI. Với cách tiếp cận mở này của Bộ Công Thương, hàng Việt Nam trong thời gian tới sẽ có sức mạnh cạnh tranh lớn trên thị trường.
Đồng thuận với ý kiến này, ông Kim Cheogi, Tổng Giám đốc Samsung Vina Electronics khẳng định: Với sứ mệnh gia tăng sức cạnh tranh của hàng “Made in Vietnam” trên thị trường quốc tế, Samsung hiểu rất rõ tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh và Luật bảo vệ Người tiêu dùng. Xây dựng lòng tự hào của người dân về hàng Việt Nam không chỉ là sứ mệnh của chính quyền mà còn là của các doanh nghiệp. Bằng những đóng góp của mình, Samsung hi vọng có thể hỗ trợ quảng bá hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.
IMG_6966.jpg
Ông Nguyễn Phương Nam khẳng định, các hàng hóa do các doanh nghiệp thuần Việt cũng như các DN FDI đầu tư tại Việt Nam sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như Samsung đều được gọi coi là hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp này khi có vướng mắc về pháp lý trên thương trường sẽ được Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho DN.
Qua buổi hội nghị, Ban Tổ chức mong muốn gửi đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng thông điệp: các doanh nghiệp hãy thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm/dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và vì người tiêu dùng Việt. Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Chương trình hội nghị đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía các đại biểu tham dự. Những ý kiến được đề cập tại hội nghị sẽ góp phần tìm ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.
Ý kiến (0)
TIN MỚI

Chuyến công tác xúc tiến thương mại kết hợp du lịch tại Hàn...

Chủ đầu tư Công ty CP Thương mại Dạ Hợp đã chuẩn bị...

Đại diện Hội Nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế tham gia Hội nghị

HAWEE đã bày tỏ sự quan tâm, sẻ chia yêu thương với tinh...

Đại hội nhiệm kỳ II của Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bến Tre...